Tổng quan về vé điện tử

Vé điện tử là gì?

Vé điện tử là một loại vé kỹ thuật số thay thế cho vé giấy trước đó, được nhận qua các thiết bị điện tử. Thường là 1 tập tin (file) văn bản hoặc pdf để gửi cho người mua vé qua Email, Fax, Tin nhắn SMS,…. Hoặc thanh toán tiền và chờ người giao vé.

Vé điện tử thường được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực hàng không. Hiện nay toàn bộ thành viên của IATA (International Air Transport Association) – Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế đều đã sử dụng vé điện tử.

Vé điện tử có là hoá đơn điện tử?

Vé điện tử được tính là hoá đơn điện tử.

Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 119/2018/NĐ-CP, hóa đơn điện tử bao gồm các loại sau:

  1. Các loại hóa đơn khác, gồm: Tem điện tử, vé điện tử, thẻ điện tử, phiếu thu điện tử, phiếu xuất kho kiêm vận chuyển điện tử hoặc các chứng từ điện tử có tên gọi khác nhưng có nội dung quy định tại Điều 6 Nghị định này.

Có các loại vé điện tử nào?

Vé điện tử thường gồm các loại phổ biến sau:

  • Vé máy bay điện tử
  • Vé tàu điện tử
  • Vé điện thoại điện tử
  • Vé xem phim điện tử
  • Khác…

Viettel cung cấp tem vé điện tử

Cung cấp giải pháp tem, vé, biên lai điện tử đáp ứng đầy đủ yêu cẩu của thông tư Thông tư 78/2021/TT-BTC.

Bảng giá tem vé điện tử do Viettel cung cấp như sau:

TT Gói cước Số lượng HĐ Tổng thanh toán VAT
1 DT10.000 10.000 4,862,000
2 DT20.000 20.000 8,294,000
3 DT30.000 30.000 12,441,000
4 DT40.000 40.000 16,588,000
5 DT50.000 50.000 20,735,000

Quý khách có nhu cầu nhiều hơn vui lòng liên hệ hotline: 0338000800 để được tư vấn

Liên quan đến vé điện tử, người dùng cần lưu ý những điều sau:

Điều 4. Ký hiệu mẫu số, ký hiệu hóa đơn, tên liên hóa đơn

  1. Hóa đơn điện tử

a) Ký hiệu mẫu số hóa đơn điện tử là ký tự có một chữ số tự nhiên là các số tự nhiên 1, 2, 3, 4, 5, 6 để phản ánh loại hóa đơn điện tử như sau:

– Số 1: Phản ánh loại hóa đơn điện tử giá trị gia tăng;

– Số 2: Phản ánh loại hóa đơn điện tử bán hàng;

– Số 3: Phản ánh loại hóa đơn điện tử bán tài sản công;

– Số 4: Phản ánh loại hóa đơn điện tử bán hàng dự trữ quốc gia;

– Số 5: Phản ánh các loại hóa đơn điện tử khác là tem điện tử, vé điện tử, thẻ điện tử, phiếu thu điện tử hoặc các chứng từ điện tử có tên gọi khác nhưng có nội dung của hóa đơn điện tử theo quy định tại Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ;

b) Ký hiệu hóa đơn điện tử là nhóm 6 ký tự gồm cả chữ viết và chữ số thể hiện ký hiệu hóa đơn điện tử để phản ánh các thông tin về loại hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế hoặc hóa đơn điện tử không mã, năm lập hóa đơn, loại hóa đơn điện tử được sử dụng. Sáu (06) ký tự này được quy định như sau:

– Ký tự đầu tiên là một (01) chữ cái được quy định là C hoặc K như sau: C thể hiện hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế, K thể hiện hóa đơn điện tử không có mã;

– Hai ký tự tiếp theo là hai (02) chữ số Ả rập thể hiện năm lập hóa đơn điện tử được xác định theo 2 chữ số cuối của năm dương lịch. Ví dụ: Năm lập hóa đơn điện tử là năm 2022 thì thể hiện là số 22; năm lập hóa đơn điện tử là năm 2023 thì thể hiện là số 23;

– Một ký tự tiếp theo là một (01) chữ cái được quy định là T, D, L, M, N, B, G, H thể hiện loại hóa đơn điện tử được sử dụng, cụ thể:

Chữ G: Áp dụng đối với tem, vé, thẻ điện tử là hóa đơn giá trị gia tăng;

+ Chữ H: Áp dụng đối với tem, vé, thẻ điện tử là hóa đơn bán hàng.

– Hai ký tự cuối là chữ viết do người bán tự xác định căn cứ theo nhu cầu quản lý. Trường hợp người bán sử dụng nhiều mẫu hóa đơn điện tử trong cùng một loại hóa đơn thì sử dụng hai ký tự cuối nêu trên để phân biệt các mẫu hóa đơn khác nhau trong cùng một loại hóa đơn. Trường hợp không có nhu cầu quản lý thì để là YY;

– Tại bản thể hiện, ký hiệu hóa đơn điện tử và ký hiệu mẫu số hóa đơn điện tử được thể hiện ở phía trên bên phải của hóa đơn (hoặc ở vị trí dễ nhận biết);